Tiêu chuẩn chống sét cho công trình xây dựng TCVN 9385:2012

Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng. Để tìm hiểu rõ hơn về một số nội dung quan trọng của tiêu chuẩn này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây. 

Chức năng của hệ thống chống sét

Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. 

Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.

Tiêu chuẩn chống sét

Tiêu chuẩn chống sét – vật liệu và kích thước

Khi lựa chọn vật liệu, cần xem xét nguy cơ bị ăn mòn bao gồm ăn mòn điện hóa. Đối với việc bảo vệ dây dẫn, cần chú ý lớp bảo vệ chống lại sự ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt. 

Kích thước của các bộ phận hợp thành trong một hệ thống chống sét cần đảm bảo các yêu cầu nêu trong Bảng 1 và Bảng 2. Độ dày của các tấm kim loại sử dụng trên mái nhà và tạo thành một phần của hệ thống chống sét cần đảm bảo yêu cầu trong Bảng 3.

Bảng 1 – Vật liệu, cấu tạo và tiết diện tối thiểu của kim thu sét, dây dẫn sét, dây xuống và thanh chôn dưới đất.

Vật liệu

Cấu tạo Tiết diện tối thiểu (mm2)

Ghi chú

Đồng Dây dẹt đặc 50 Chiều dày tối thiểu 2mm
Dây tròn đặc(e) 50 Đường kính 8mm
Cáp 50 Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Dây tròn đặc(f,g) 200 Đường kính 16mm
Đồng phủ thiếc(b) Dây dẹt đặc 50 Chiều dày tối thiểu 2mm
Dây tròn đặc(e) 50 Đường kính 8mm
Cáp 50 Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Dây tròn đặc(f,g) 200 Đường kính 16mm
Nhôm Dây dẹt đặc 70 Chiều dày tối thiểu 3mm
Dây tròn đặc 50 Đường kính 8mm
Cáp 50 Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Hợp kim nhôm Dây dẹt đặc 50 Chiều dày tối thiểu 2,5mm
Dây tròn đặc 50 Đường kính 8mm
Cáp 50 Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Dây tròn đặc(f) 200 Đường kính 16mm
Thép mạ kẽm(c) Dây dẹt đặc 50 Chiều dày tối thiểu 2,5mm
Dây tròn đặc 50 Đường kính 8mm
Cáp 50 Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Dây tròn đặc(f,g) 200 Đường kính 16mm
Thép không gỉ(d) Dây dẹt đặc(h) 50 Chiều dày tối thiểu 2mm
Dây tròn đặc(h) 50 Đường kính 8mm
Cáp 70 Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Dây tròn đặc(f,g) 200 Đường kính 16mm
CHÚ THÍCH:

(a) Sai số cho phép: – 3 %.

(b) Nhúng nóng hoặc phủ điện, chiều dày lớp phủ tối thiểu là 1 micron.

(c) Lớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns.

(d) Chromium 16 %, Nickel 8 %; Carbon 0,07 %.

(e) 50 mm2 (đường kính 8 mm) có thể giảm xuống 28 mm2 (đường kính 6 mm) trong một số trường hợp không yêu cầu sức bền cơ học cao. Trong trường hợp đó cần lưu ý giảm khoảng cách giữa các điểm cố định.

(f) Chỉ áp dụng cho kim thu sét. Trường hợp ứng suất phát sinh do tải trọng như gió gây ra không lớn thì có thể sử dụng kim thu sét dài tối đa tới 1m đường kính 10 mm

(g) Chỉ áp dụng cho thanh cắm xuống đất.

(h) Nếu phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề cơ và nhiệt thì các giá trị trên cần tăng lên 78 mm2 (đường kính 10 mm) đối với dây tròn đặc và 75 mm2 (dày tối thiểu 3 mm) đối với thanh dẹt đặc.

Bảng 2 – Vật liệu, cấu tạo và kích thước tối thiểu của cực nối đất

Vật liệu Cấu tạo Kích thước tối thiểu(a)

Ghi chú

Cọc nối đất

Dây nối đất

Tấm nối đất

Đồng Cáp(b)   50mm2   Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Dây tròn đặc(b)   50mm2   Đường kính 8mm
Dây dẹt đặc(b)   50mm2   Chiều dày tối thiểu 2mm
Dây tròn đặc Đường kính 15mm      
Ống Đường kính 20mm     Chiều dày thành ống tối thiểu 2mm
Tấm đặc     500mm x 500mm Chiều dày tối thiểu 2mm
Tấm mắt cáo     600 mm x 600mm Tiết diện 25mm x 2mm
Thép Dây tròn đặc mạ kẽmc Đường kính 16mm(d) Đường kính 10mm    
Ống mạ kẽmc Đường kính 25mm(d)     Chiều dày thành ống tối thiểu 2mm
Dây dẹt đặc mạ kẽm(c)   90mm2   Chiều dày tối thiểu 3mm
Tấm đặc mạ kẽmc     500mm x 500mm Chiều dày tối thiểu 3mm
Tấm mắt cáo mạ kẽm(c)     600mm x 600mm Tiết diện 30mm x 3mm
Dây tròn đặc mạ đồng(c,e) Đường kính 14mm     Mạ đồng 99,9% đồng, dày tối thiểu 250 microns
Dây tròn đặc không mạ(f)   Đường kính 10 mm    
Dây dẹt đặc trần hoặc mạ kẽm(f,g)   75mm2   Chiều dày tối thiểu 3mm
Cáp mạ kẽm(f,g)   70mm2   Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm
Thép ống mạ kẽm(c) 50mm x 50mm x 3mm      
Thép không gỉ Dây tròn đặc Đường kính 16mm Đường kính 10mm    
Dây dẹt đặc   100 mm2   Chiều dày tối thiểu 2mm
CHÚ THÍCH:

(a) Sai số cho phép: -3 %.

(b) Có thể phủ bằng thiếc.

(c) Lớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns đối với vật liệu tròn và 70 microns đối với vật liệu dẹt.

(d) Chân ống cần được tiện trước khi mạ kẽm.

(e) Đồng cần được liên kết với lõi thép.

(f) Chỉ cho phép khi hoàn toàn chôn trong Bê tông.

(g) Chỉ cho phép khi được liên kết tốt tại các điểm cách nhau không quá 5m với cốt thép ở những bộ phận móng có tiếp xúc với đất.

Bảng 3 – Độ dày tối thiểu của tấm kim loại sử dụng để lợp mái nhà và tạo thành một phần của hệ thống chống sét

Vật liệu

Độ dày tối thiểu (mm)

Thép mạ 0,5
Thép không gỉ 0,4
Đồng 0,3
Nhôm và kẽm 0,7
Chì 2,0
CHÚ THÍCH: Các số liệu trong bảng này là hợp lý khi mái nhà là một phần của hệ thống chống sét. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ tấm kim loại bị đánh thủng đối với các cú sét đánh thẳng.

Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét

Trước và trong cả quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế cần trao đổi và thống nhất về phương án với các bộ phận liên quan. Những số liệu sau đây cần được xác định một cách cụ thể:

– Các tuyến đi của toàn bộ dây dẫn sét;

– Khu vực để đi dây và các cực nối đất;

– Chủng loại vật tư dẫn sét;

– Biện pháp cố định các chi tiết của hệ thống chống sét vào công trình, đặc biệt nếu có ảnh hưởng tới vấn đề chống thấm cho công trình;

– Chủng loại vật liệu chính của công trình, đặc biệt là phần kết cấu kim loại liên tục như các cột, cốt thép;

– Địa chất công trình nơi xây dựng và giải pháp xử lý nền móng công trình;

– Các chi tiết của toàn bộ các đường ống kim loại, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cầu thang trong và ngoài công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét;

– Các hệ thống ngầm khác có thể làm mất ổn định cho hệ thống nối đất;

– Các chi tiết của toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lắp đặt trong công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét.

Tiêu chuẩn chống sét

Tiêu chuẩn chống sét – Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét

Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét bao gồm:

– Bộ phận thu sét: có thể là các kim thu sét hoặc lưới thu sét hoặc kết hợp cả hai. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của mái đến bộ phận thu sét nằm ngang không nên lớn hơn 5m.

  • Đối với những dạng mái bằng có diện tích lớn thường sử dụng lưới thu sét khẩu độ 10 m x 20 m. 
  • Đối với những mái nhà có nhiều nóc, nếu khoảng cách giữa hai nóc lớn hơn 10 + 2H (H là độ cao của nóc) thì phải bổ sung thêm các dây thu sét.
  • Đối với những công trình Bê tông cốt thép, bộ phận thu sét có thể được đấu nối vào hệ cốt thép của công trình tại những vị trí thích ứng với số lượng dây xuống cần thiết theo tính toán.

– Bộ phận dây xuống: 

  • Có nhiệm vụ tạo ra một nhánh có điện trở thấp từ bộ phận thu sét xuống cực nối đất sao cho dòng điện sét được dẫn xuống đất một cách an toàn. 
  • Hệ thống dây xuống nên dẫn thẳng từ bộ phận thu sét đến mạng lưới nối đất và đặt đối xứng xung quanh các tường bao của công trình bắt đầu từ các góc. 

– Các loại mối nối: phải hiệu quả cả về mặt cơ và điện. Tất cả các mối nối phải được bảo vệ ăn mòn và xâm thực do môi trường và phải có diện tiếp xúc thích hợp. 

– Điểm kiểm tra đo đạc: 

  • Mỗi dây xuống phải bố trí một điểm đo kiểm tra ở vị trí thuận tiện cho việc đo đạc nhưng không quá lộ liễu, dễ bị tác động không mong muốn.
  • Cần đặt các bảng chỉ vị trí, số lượng và kiểu của các cực nối đất ở trên mỗi điểm kiểm tra.

– Bộ phận dây dẫn nối đất

– Bộ phận cực nối đất:

  • Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế, cần quyết định về kiểu của cực nối đất thích hợp nhất với tính chất tự nhiên của đất thu được theo thí nghiệm lỗ khoan.
  • Các cực nối đất gồm có các thanh kim loại tròn, dẹt, các ống hoặc kết hợp các loại trên hoặc là các bộ phận nối đất tự nhiên như cọc hay móng của công trình.

Lời kết 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến tiêu chuẩn chống sét cho công trình xây dựng. Các bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống chống sét, vui lòng liên hệ Sét Toàn Cầu theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời! 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SÉT TOÀN CẦU

VPGD: Số 11, Ngõ 116 Đường. Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội 

Hotline: 0972.299.666

Email: settoancau@gmail.com

Website: chongsettoancau.com

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử