Quy Định Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét 2024

Mỗi năm, trước mùa mưa bão, đơn vị sử dụng cần tiến hành kiểm định hệ thống chống sét để đánh giá khả năng bảo vệ của hệ thống trước tác động của sét. Công ty Sét Toàn Cầu là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đo lường và kiểm tra hệ thống chống sét cũng như hệ thống nối đất (tiếp địa).

Kiểm định hệ thống chống sét là gì?

Kiểm định hệ thống chống sét là gì?

Kiểm định hệ thống chống sét và đo điện trở nối đất (tiếp địa) là việc đánh giá khả năng bảo vệ các công trình xây dựng và nhà máy trước tác động của sét và dòng điện. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm giảm thiểu tổn thất do sét gây ra.

Có hai hệ thống chống sét bảo vệ, bao gồm:

Hệ thống chống sét đánh thẳng: Bảo vệ công trình và nhà xưởng khỏi tia sét trực tiếp.

Hệ thống chống sét lan truyền: Bảo vệ các thiết bị nhạy cảm với sự tăng đột biến của dòng điện do sét gây ra, như các thiết bị điện, điện tử, hệ thống viễn thông và mạng LAN.

Kiểm định hệ thống chống sét khi nào?

Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét được quy định như sau:

  • Kiểm định lần đầu: Thực hiện sau khi lắp đặt hệ thống và trước khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định định kỳ: Thực hiện tối thiểu mỗi 12 tháng một lần.
  • Kiểm định bất thường: Thực hiện sau sự cố hoặc sau khi sửa chữa lớn.

Tại sao phải kiểm định hệ thống chống sét

Sét có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và phá hủy công trình xây dựng cũng như thiết bị điện tử, vì vậy việc lắp đặt hệ thống chống sét là rất cần thiết.

Trước mùa mưa bão, việc kiểm định hệ thống chống sét hàng năm là cần thiết để đảm bảo khả năng bảo vệ của hệ thống trước tác động của sét.

Các công trình cần lắp đặt hệ thống chống sét bảo vệ bao gồm:

  • Các công trình xây dựng, nhà máy, nhà ở cao tầng
  • Kho chứa nhiên liệu, hóa chất và chất nổ
  • Các công trình như cần cẩu và khán đài bằng kết cấu khung thép
  • Hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử

Các tiêu chuẩn kiểm định hệ thống chống sét

  • TCVN 9385:2012, Quy định về chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 9358:2012, Quy định lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp, yêu cầu chung.
  • TCXDVN 7447-5-54:2005, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà, phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
  • BS7430:1998, Quy chuẩn thực hành về nối đất.
  • BS923-2:1980, Hướng dẫn kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao.
  • BS 5698-1, Hướng dẫn về kỹ thuật và thiết bị xung – Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa về xung.
  • UL 1449:1985, Tiêu chuẩn an toàn cho thiết bị chống xung điện áp tạm thời.
  • ITU-T K.12 (2000), Đặc tính của các ống phóng điện khí để bảo vệ các thiết bị viễn thông.

Các tiêu chí đánh giá khi kiểm định hệ thống chống sét

Quá trình kiểm tra và kiểm định hệ thống chống sét cần xem xét các tiêu chí kỹ thuật sau:

  • Kiểm tra thực tế lắp đặt: Đối chiếu với hồ sơ thiết kế ban đầu của hệ thống chống sét.
  • Xác định không có sự thay đổi bất thường nào.
  • Đảm bảo các mối nối chắc chắn: Tránh gia tăng điện trở.
  • Kiểm tra các bộ phận không bị ăn mòn hoặc rung lắc.
  • Dây xuống và điện cực: Phải còn nguyên vẹn, không bị ăn mòn, rỉ sét hoặc đứt.
  • Các thanh giằng và giá đỡ: Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
  • Bộ phận thu sét: Không có dấu hiệu bất thường.
  • Đo điện trở nối đất: So sánh với yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn kiểm tra.
  • Toàn bộ hệ thống chống sét: Phải tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn kiểm tra.

7 bước kiểm định hệ thống chống sét

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Đăng ký kiểm định hệ thống an toàn chống sét

Bước 2. Ký hợp đồng và báo giá

Bước 3. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật: Kiểm tra thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét, đánh giá thiết bị và kết quả.

Bước 4. Kiểm tra thực tế: Kiểm tra đường dây dẫn sét, kim thu sét, cọc nối đất, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, và khoảng cách an toàn trong đất.

Bước 5. Đo điện trở nối hệ thống chống sét: Đánh giá hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất, tiếp điện, kiểm tra điện áp và lắp đặt thiết bị.

Bước 6. Đánh giá kết quả kiểm định chống sét

Bước 7. Cấp giấy kiểm định an toàn cho hệ thống chống sét

Báo cáo kiểm định hệ thống chống sét

Kiểm định viên thực hiện kiểm tra hệ thống chống sét phải lập báo cáo ghi nhận kết quả. Nội dung báo cáo cần nêu rõ:

  • Sự phù hợp giữa hồ sơ thiết kế và thực tế hệ thống chống sét.
  • Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống chống sét.
  • Điều kiện thời tiết khi tiến hành kiểm tra.
  • Kết quả đo điện trở nối đất và đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm tra.
  • Kiến nghị khắc phục những thiếu sót để tăng hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét.

Không kiểm định hệ thống chống sét có sao không?

Kiểm định hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với tất cả các trung tâm, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của nhà nước căn cứ vào pháp lý quy định kiểm định hệ thống chống sét:

  • Theo điều 7 nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo nghị định này phải có hệ thống chống sét đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy
  • Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 “ Chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng
  • Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở khoa học và công nghệ, công ty điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét

Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kiểm định hệ thống chống sét, mức xử phạt theo quy định của chính phủ về mức phạt hành chính trong lĩnh vực thi công phòng cháy chữa cháy. Theo quy định tại điều 35, nghị định số 167/2013/NĐ-CP của chính phủ:

Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
  5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  7. a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  8. b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử