Cách lắp đặt kim thu sét là công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Việc lựa chọn vị trí, loại vật tư phù hợp cũng như các bước kết nối với hệ thống tiếp địa đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chống sét. Hệ thống chống sét được thi công đúng cách giúp bảo vệ công trình, thiết bị điện và đảm bảo an toàn cho mọi người
Cấu tạo của hệ thống tiếp địa kim thu sét
Trước khi hướng dẫn cách lắp đặt kim thu sét, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống tiếp địa. Một bộ chống sét hoàn chỉnh được tạo thành từ nhiều thiết bị kết nối với nhau. Trong đó, những thành phần chính gồm có:
- Kim thu sét: Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tia sét, hút và dẫn dòng điện sét xuống đất. Có nhiều loại như kim thu sét cổ điển, kim thu sét chủ động,…
- Dây thoát sét: Dẫn dòng điện sét từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp địa. Thường làm bằng đồng hoặc nhôm có tiết diện lớn.
- Cột chống sét: Hỗ trợ nâng cao kim thu sét lên vị trí thích hợp và cố định dây thoát sét. Chiều cao tùy thuộc vào chiều cao của công trình.
- Tủ kiểm tra tiếp địa: Dùng để đo, kiểm tra định kỳ trị số điện trở tiếp địa của hệ thống, đảm bảo nó hoạt động hiệu quả.
- Cọc tiếp địa: Phân tán dòng điện sét xuống đất. Cọc tiếp địa chủ yếu làm bằng đồng hoặc thép mạ đồng, đóng sâu vào lòng đất.
- Mối hàn hóa nhiệt hoặc kẹp tiếp địa: Kết nối các bộ phận của bộ chống sét chắc chắn, giúp dòng điện sét truyền đi liên tục.
- Vật tư phụ: Một số phụ kiện đi kèm như ốc vít, bulong, co nối,… góp phần hoàn thiện hệ thống.
Cách lắp đặt kim thu sét chuẩn kỹ thuật
Cách lắp đặt kim thu sét đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm mới có thể đảm bảo độ chính xác, an toàn. Cùng SET Toàn Cầu tìm hiểu quy trình chi tiết dưới đây:
Đào rãnh, khoan giếng
Trước khi tiến hành đào rãnh hoặc khoan giếng, việc xác định vị trí lắp đặt vô cùng quan trọng. Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng khu vực xung quanh tránh công trình ngầm, đường ống hoặc vật cản khác.
- Đào rãnh: Ở khu vực đất mềm, có thể đào rãnh với chiều rộng khoảng 30-50cm và độ sâu từ 60-80cm. Chiều dài và hình dạng của rãnh phụ thuộc vào thiết kế cụ thể của hệ thống.
- Khoan giếng: Trường hợp khu vực đất cứng hoặc có hạn chế về mặt bằng, phương pháp khoan giếng là giải pháp tối ưu. Độ sâu của giếng thường dao động từ 20-40m và đường kính từ 5-8cm, tùy điều kiện địa chất.
Đóng cọc và kết nối cọc tiếp địa
Trong cách lắp đặt kim thu sét cần đóng cọc tiếp địa theo đúng thiết kế, đảm bảo khoảng cách giữa các cọc gấp ít nhất 2 lần chiều dài cọc. Đóng đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh khoảng 10-15cm. Cọc ở vị trí trung tâm có thể đóng cạn hơn một chút (15-25cm) để dễ dàng đo kiểm.
Lấy dây đồng trần nối các cọc cùng nhau và với hệ thống tiếp địa chung. Sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt để các mối nối chắc chắn, chống ăn mòn. Tiếp theo, tiến hành đổ hóa chất giảm điện trở đất nhằm giảm điện trở tiếp xúc giữa cọc và đất, tăng hiệu quả tiếp địa.
Lắp cột và chân trụ đỡ kim thu sét
Cột và chân trụ đỡ kim thu sét cần được lắp cẩn thận, đúng chuẩn mới đảm bảo hiệu quả của hệ thống chống sét. Kim thu sét tia tiên đạo nên đặt ở vị trí cao nhất trên mái nhà nhằm thu hút tia sét tốt nhất.
Ưu tiên chọn loại cột inox có đường kính 42mm, chiều cao phù hợp, đạt độ bền và chịu lực tốt. Cột được cố định vào mái nhà bằng dây neo chắc chắn. Để tăng cường độ bền, cần hàn thêm đai ốc vào cột ở một số vị trí.
Kim thu sét được liên kết chặt chẽ cùng cột bằng các bu lông, ốc vít và phụ kiện đi kèm. Sau khi triển khai bước này trong cách lắp đặt kim thu sét, cần kiểm tra lại toàn bộ kết nối về độ chắc chắn và an toàn.
Lắp đặt cáp thoát sét
Dây chống sét đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dòng điện sét từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp địa. Chúng ta cần chọn dây có tiết diện từ 50mm² đến 70mm², loại dây đồng trần hoặc dây nhôm có lớp bọc cách điện tốt. Số lượng tùy thuộc và quy mô của công trình lắp đặt.
Dây thoát sét được kéo thẳng từ chân cột thu sét xuống hệ thống tiếp địa, cố định vào tường hoặc cấu kiện xây dựng bằng đai ốc hoặc kẹp chuyên dụng. Khoảng cách giữa các điểm cố định khoảng 1.5m, đảm bảo dây luôn căng và không bị trùng.
Kiểm tra và hoàn trả mặt bằng
Cách lắp đặt kim thu sét, sau khi hoàn tất bước tiếp theo là kiểm tra và điều chỉnh hệ thống tiếp địa. Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng, kỹ thuật viên sẽ đo điện trở tại vị trí cọc trung tâm. Giá trị điện trở lý tưởng nên nhỏ hơn 10 Ohm. Nếu giá trị đo được lớn hơn, cần tiến hành biện pháp như: đổ thêm hóa chất giảm điện trở, đóng thêm cọc tiếp địa, khoan giếng,…
Cuối cùng hoàn trả lại mặt bằng cho công trình. Các rãnh, hố đã đào để lắp đặt cọc tiếp địa cần được lấp đầy bằng đất, đầm chặt kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh rủi ro như sụt lún, ngập úng.
Trên đây là thông tin về cách lắp đặt kim thu sét chuẩn kỹ thuật, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu lắp đặt hệ thống chống sét chất lượng với chi phí hợp lý, hãy liên hệ đến SET Toàn Cầu theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SET TOÀN CẦU
Địa chỉ: Số 2 ngõ 22 thôn Thượng, Cự Khê , Thanh Oai, Hà Nội
VPGD: Đường Kim Giang/29 ngõ 292, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0972.299.666 – 0978.101.070
Email: settoancau@gmail.com
Website: chongsettoancau.com