Sửa chữa hệ thống chống sét là việc làm cần thiết sau một thời gian sử dụng. Nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, bảo vệ công trình và đồ điện tử khỏi tác động của sét hiệu quả. Bài viết này, SET Toàn Cầu sẽ cung cấp thông tin về quy trình và lưu ý khi tiến hành sửa hệ thống chống sét để các bạn có cái nhìn toàn diện hơn.
Lý do cần sửa chữa hệ thống chống sét
Sét đánh không chỉ gây ra những thiệt hại vật chất lớn mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Thực tế, có rất nhiều vụ cháy nổ, hư hỏng thiết bị điện tử và thậm chí là mất mạng người đã xảy ra do bộ chống sét không đảm bảo. Việc sửa chữa hệ thống chống sét để nó hoạt động tốt giúp chúng ta yên tâm hơn, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Qua thời gian, các thành phần của hệ thống chống sét như cột thu lôi, dây dẫn sét, hệ thống tiếp địa,… đều sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, dẫn đến sự mài mòn và giảm hiệu quả. Lúc này, chúng ta cần bảo dưỡng, sửa thiết bị chống sét nhằm giúp chúng hoạt động ổn định và bền bỉ, đối phó với giông bão bất ngờ.
Theo quy định của pháp luật, hệ thống chống sét cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ. Nếu không tuân thủ, có thể bị phạt gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Việc chủ động kiểm tra và sửa chữa hệ thống chống sét không chỉ đảm bảo an toàn mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức.
Quy trình sửa chữa hệ thống chống sét đúng chuẩn
Về cơ bản, quy trình sửa chữa hệ thống chống sét sẽ bao gồm 4 bước cơ bản. Hướng dẫn cách thực hiện chi tiết:
Khảo sát và đánh giá hệ thống
- Đánh giá tình trạng bề mặt của các thiết bị xem có bị ăn mòn, gỉ sét hay biến dạng không.
- Kiểm tra từng mối nối, mối hàn xem có bị lỏng lẻo, oxi hóa hay không.
- Đo điện trở tiếp đất, kiểm tra độ bền cơ học của các cấu kiện.
- Xác định mức độ hư hỏng của hệ thống chống sét và liệt kê những vấn đề cần xử lý.
Lên kế hoạch sửa chữa
Dựa trên kết quả khảo sát hiện trạng để lập kế hoạch sửa chữa hệ thống chống sét. Bao gồm: công việc thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành, vật tư cần chuẩn bị, ước tính chi phí,… Việc lên danh sách như vậy giúp quá trình sửa diễn ra thuận lợi, dễ dàng kiểm soát tiến độ và tránh phát sinh quá nhiều khoản bên ngoài.
Tiến hành sửa chữa hệ thống chống sét
- Thay thế cột thu lôi bị gỉ sét, cong vênh hoặc bị hư hại do tác động từ ngoại lực.
- Sửa chữa hoặc thay mới hoàn toàn dây dẫn sét bị đứt gãy, mối nối kém hoặc bị oxy hóa.
- Cải thiện hệ thống tiếp đất như kiểm tra, gia cố cọc tiếp đất, tăng cường diện tích tiếp xúc của bản cực tiếp đất và đảm bảo đường dẫn dòng điện từ hệ thống chống sét xuống đất được liên tục.
Mỗi công việc sửa chữa hệ thống chống sét đều phải được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có tay nghề cao, dùng công cụ chuyên dụng và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc đảm bảo chất lượng thi công giúp bộ chống sét hoạt động ổn định trong thời gian dài, bảo vệ công trình và tài sản một cách tối ưu.
Kiểm tra và nghiệm thu
Sau khi hoàn tất các công việc sửa chữa, hệ thống chống sét sẽ được kỹ thuật viên kiểm tra kỹ lưỡng. Các chỉ số quan trọng như điện trở tiếp đất, khả năng dẫn điện của dây dẫn, sự liên tục của mạch,… được đo đạc và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Cuối cùng, lập biên bản nghiệm thu để ghi nhận kết quả kiểm tra, những hạng mục đã hoàn thành và khuyến nghị (nếu có).
Lưu ý khi tiến hành sửa chữa hệ thống chống sét
Để quá trình sửa chữa hệ thống chống sét diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả như mong muốn, chúng ta cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
- Chọn đơn vị sửa chữa uy tín: Kiểm tra giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của đơn vị. Ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm lâu năm, từng thực hiện nhiều dự án tương tự, có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề giỏi và cung cấp đủ trang thiết bị hiện đại.
- Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật: TCVN 9385:2012 là tiêu chuẩn bắt buộc đối với công trình xây dựng tại Việt Nam. Ngoài ra, cần tham khảo thêm các tiêu chuẩn quốc tế và quy định của địa phương.
- Sử dụng vật liệu chất lượng: Những thiết bị như cột chống sét, dây dẫn, đất nối, phụ kiện đều phải là hàng chính hãng, chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu của công trình lắp đặt.
- Bảo trì định kỳ: Kiểm tra định kỳ ít nhất 1 lần/năm hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Sửa chữa, thay thế bộ phận hư hỏng ngay khi phát hiện.
- Lưu trữ hồ sơ: Lưu trữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của hệ thống. Lập biên bản nghiệm thu sau khi hoàn thành sửa chữa bộ chống sét.
Hy vọng, thông tin về việc sửa chữa hệ thống chống sét mà SET Toàn Cầu chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Để được chuyên gia tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SET TOÀN CẦU
Địa chỉ: Số 2 ngõ 22 thôn Thượng, Cự Khê , Thanh Oai, Hà Nội
VPGD: Đường Kim Giang/29 ngõ 292, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0972.299.666 – 0978.101.070
Email: settoancau@gmail.com
Website: chongsettoancau.com