Sét được coi là một trong những mối đe dọa của thiên nhiên mang lại nhiều thiệt hại nhất cho các công trình. Để lắp đặt cột thu sét tại Phú Thọ chuyên nghiệp chắc nhiều hộ gia đình trên địa bàn Phú Thọ hiện đang quan tâm. Việc lắp đặt chống sét cho ngôi nhà của mình chi phí mất bao nhiêu? Hãy cùng Chống Sét Toàn Cầu tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Tại sao phải lắp đặt cột thu chống sét tại Phú Thọ?
Tia sét là sự phóng điện với dòng điện khổng lồ. Tia sét có thể đạt 10 – 100 nghìn ampe và điện áp đôi khi lên tới 50 triệu vôn. Sét đánh trực tiếp vào tòa nhà không lắp đặt hệ thống chống sét có thể gây ra cháy lớn. Trường điện từ do sét tạo ra gây hư hỏng các thiết bị gia dụng có kết nối mạng, gây cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản.
Khi sét đánh xuống các công trình xây dựng, cột thu lôi chống sét được đặt ở vị trí cao nhất của tòa sẽ có nhiệm vụ thu và thông qua dây dẫn truyền năng lượng sét xuống mặt đất tránh đi qua tòa nhà, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ gây giật điện hoặc cháy nổ. Như vậy có thể thấy, cột chống sét mang đến rất nhiều lợi ích cho con người.
>>>>>>> Xem thêm: tiếp địa chống sét
Quy trình lắp đặt cột thu lôi chống sét tại Phú Thọ
Bước 1: Đi dây chống sét chưa bao gồm kim chống sét
Từ mái nhà, kéo dây chống sét xuống tới gần vị trí đặt tiếp địa. Ở trên mái nhà nơi lắp đặt kim thu sét, ở vị trí dây thoát sét tới hệ tiếp địa cần đặt cách mặt đất khoảng 1m. Đấu đầu dây vào tủ tiếp địa.
Bước 2: Làm tiếp địa
Lắp đặt cột thu lôi chống sét tại Phú Thọ cần đánh giá địa hình của khu đất và đào rãnh tiếp địa cho phù hợp. Cần đào hình bàn cờ hoặc đào thẳng 1 hàng. Đảm bảo khoảng cách từ 2 – 3m giữa các cọc. Rãnh tiếp địa cần có độ sâu 50cm so với mặt hoàn thiện sử dụng và bề rộng 50cm để có thể đóng cọc, hàn đấu nối tiếp địa.
Đóng cọc tiếp địa (khoảng 5 – 6 cây): Sử dụng búa tạ (loại 5kg) để đóng dần dần từng chút một hoặc dùng máy đóng. Tuy nhiên nếu đất quá rắn, khô thì không nên sử dụng máy xúc ấn cọc vì sẽ làm cọc tiếp địa bị gãy hoặc cong. Trong khi đóng cọc, bạn hãy căn sao cho vừa hết phần dây tiếp địa. Có thể điều chỉnh vị trí cọc thấp hoặc cao hơn để đảm bảo vừa vặn với dây thoát sét còn lại.
Đấu nối tiếp địa: Sử dụng kẹp tiếp địa bằng đồng đặc chủng hoặc phương pháp hàn hóa nhiệt để kết nối dây tiếp địa với các đầu cọc tiếp địa. Như vậy sẽ đảm bảo được khả năng dẫn điện, tính liên kết và an toàn thoát sét. Đấu đầu dây còn lại của hệ tiếp địa vào tủ tiếp địa cách mặt đất khoảng 1m.
Bước 3: Lắp kim chống sét
Đây là bước cuối cùng của quy trình lắp đặt hệ thống chống sét nhưng vô cùng quan trọng:
– Tại vị trí đầu cột chống sét, bạn lắp khớp cách điện vào
– Xoáy kim thu sét vào khớp cách điện
– Đấu nối dây thoát sét với kim thu sét
– Dựng cột
– Sau khi dựng cột thu sét xong, cần đo đạc kiểm tra tiếp địa để đảm bảo an toàn
Lưu ý khi lắp đặt cột thu lôi chống sét tại Phú Thọ
Lưu ý về vùng bảo vệ: Phải xác định vị trí công trình, đo đạc chiều cao, tính toán phạm vi bán kính hệ thống đảm bảo hoạt động tốt nhất của cột chống sét. Dựa trên vùng bảo vệ để lựa chọn chiều cao và vị trí lắp đặt kim tối ưu nhất.
Kết cấu công trình: Yếu tố này quyết định phần lớn đến hiệu quả chống sét cho nhà dân. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để chọn lựa được hệ thống chống sét tốt nhất, phù hợp với đặc điểm, kết cấu, chất lượng công trình.
Dây dẫn chống sét: Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hệ thống chống sét trong quá trình sử dụng. Tốt nhất là bạn nên dùng loại dây dẫn chống sét có tiết diện lớn (ít nhất là 50mm2), bên trong có nhiều dây đồng được bện kỹ càng để tăng khả năng dẫn điện.
Để hiểu thêm cụ thể về dịch vụ thi công lắp đặt cột thu sét tại Phú Thọ bạn vui lòng liên lạc với Sét Toàn Cầu để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ tới địa chỉ dưới đây:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SÉT TOÀN CẦU
Hotline: 0972.299.666
Email: settoancau@gmail.com
Website: chongsettoancau.com